Trẻ được tham gia các trò chơi dân gian, được gần gũi với thiên nhiên, hoạt động này đã góp phần hình thành các kỹ năng sống, từ đó tác động cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần. Các trò chơi dân gian góp phần rèn luyện sức khỏe, kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống khác nhau trong cuộc sống và rèn luyện thói quen làm việc theo nhóm…Trẻ được trực tiếp tham gia nhiệt tình vào các trò chơi, mở rộng sự giao lưu giữa cô và trẻ, giữa trẻ và trẻ và giữa trẻ với mọi người xung quanh. Giáo dục cho trẻ được ý nghĩa của nét văn hoá truyền thống Việt Nam ngay từ lứa tuổi mầm non. Một số kĩ năng sống mới, đơn giản … được nảy sinh, hình thành, củng cố qua nhiều hoạt động của ngày hội như: Kĩ năng giao tiếp hợp tác, ra quyết định, ứng phó trước những tình huống, …Việc tổ chức ngày hội, giúp giáo viên tạo đựợc môi trường giáo dục thân thiện, hấp dẫn, gần gũi đối với trẻ.
Với mục đích giúp cho trẻ phát triển khả năng tư duy, óc sáng tạo, là cơ hội để trẻ trải nghiệm chân thực nhất về nét văn hoá truyền thống của dân tộc, nhà trường đã lựa chọn nội dung chính như sau: Khối nhà trẻ: Các trò chơi Nu na nu nống, chi chi chành chành, kéo cưa lừa xẻ, cắp cua, đập bóng.
Khối mẫu giáo 3-4 tuổi : Các trò chơi Gánh nước về đình, oản tù tì, Nhảy ba bố, cắp cua, kéo co,
. Khối Mẫu giáo 4-5 tuổi, Mẫu giáo 5-6 tuổi: Ô ăn quan, đua thuyền, bịt mắt bắt vịt, cướp cờ, nhảy bao bố, Kéo co, Nhảy sạp.
Các trò chơi được lựa chọn phù hợp với từng độ tuổi và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Trẻ trong độ tuổi nhà trẻ chơi những trò chơi dễ, mang tính bắt chước và luật chơi không quá phức tạp. Trẻ tuổi mẫu giáo tùy theo độ tuổi để chơi các trò chơi có cách chơi, luật chơi phức tạp hơn nhằm kích thích trẻ, gây hứng thú cho trẻ.
Sau đây là hình ảnh một số hoạt động trong “Ngày hội dân gian” của các bé học sinh trường mầm non Việt Long: